Vì sao cần Huấn luyện viên (Coach)

Hiện nay có rất nhiều dịch vụ có thể giúp khách hàng đạt được mục tiêu trong cuộc sống và công việc nên tại sao cần có một huấn luyện viên (Coach) hỗ trợ nữa?

Trước hết cần xác định rõ ràng rằng coaching không phải là sự thay thế cho các phương pháp khác mà là sự bổ sung để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn giải pháp phù hợp với bản thân. Hầu hết tất cả dịch vụ hỗ trợ khách hàng phát triển hiện nay: đào tạo (Training), cố vấn (Mentoring), tham vấn tâm lý (therapist) hay tư vấn ( consulting) người chia sẻ, giải pháp đều đến từ giảng viên (trainer), cố vấn (Mentor), tham vấn viên, tư vấn viên…. nên bắt buộc khách hàng cần trên tâm thế là người nghe để hiểu, cảm nhận và thực hiện các giải pháp tham khảo này.

Một nghịch lý lớn là khách hàng thường tìm đến các dịch vụ này trong một trạng thái “Full” có nghĩa là cuộc sống/công việc của họ gặp nhiều tác nhân khiến bên trong họ thường có nhiều bất ổn nên chiếc “túi chứa cảm xúc” bị đầy tràn, mà khi ai đó trong trạng thái “Full” thì nhu cầu nói sẻ cao hơn rất nhiều so với nhu cầu nghe. Điều này dẫn tới khách hàng khó cảm nhận được giải pháp mà người chia sẻ mang đến. Chưa kể khách hàng đã sử dụng hầu hết “năng lượng” trong bản thân mình hết rồi nên dù có giải pháp, dù có con đường tham khảo cũng khiến cho khách hàng khó mà thực hiện được.

Đó là lý do khách hàng có thể lựa chọn tham gia dịch vụ Coaching để được lắng nghe, chia sẻ để “tháo van” cho chiếc túi cảm xúc của mình có khoảng trống hơn, lúc này khách hàng mới dễ dàng tiếp nhận những ý kiến đóng góp, giải pháp tham khảo đến từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài ra “năng lượng” cũng là điều mà các Huấn luyện viên rất quan tâm với khách hàng (Coachee), với những câu hỏi đúng trọng tâm, hiệu quả người huấn luyện viên khéo léo dẫn dắt khách hàng đi đến các “trạm tiếp năng lượng” bên trong của mình, đó cũng là giải pháp để khách hàng có thể dễ dàng bước tiếp con đường của mình, thực hiện các giải pháp vượt qua mọi rào cản và hoàn thành mục tiêu mà mình mong muốn

Một lý do quan trọng khác nữa mà khiến khách hàng cần một Huấn luyện viên đó là sự “Tự chủ“. Sự phụ thuộc quá lớn vào các lời khuyên, hướng dẫn hoặc chỉ dạy từ người khác khiến cho khách hàng không thể chủ động trong cuộc sống và công việc của mình được. Đặc biệt nếu khách hàng ở trong một môi trường gia đình, trường lớp hoặc công sở mà thường bị áp đặt các giải pháp, chỉ dạy, giáo điều… thì dần dần mất đi sự tự tin và luôn sống trong “cái bóng” của người khác, như một dây leo quấn quanh trụ cột, trụ cột mất đi thì cũng không thể đứng vững được trước những đợt sóng gió của cuộc đời và công việc được nữa. Người huấn luyện viên giúp bạn tự tin thể hiện bản thân mình, tự đưa ra mục tiêu mong muốn, tự vẽ ra con đường phù hợp, tự tin bước đi và tự hào với những giá trị của bản thân. Trưởng thành và đủ mạnh mẽ để quay lại giúp đỡ những người mà mình yêu thương.

Lý do khiến bất kỳ ai cũng cần có một Huấn luyện viên cuộc sống (Life coach) nữa đó là tính “cá nhân hóa” của dịch vụ. Hầu hết các sản phẩm/dịch vụ khác để hỗ trợ khách hàng phát triển trong cuộc sống/công việc thường là một nhóm nhiều người và diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn nên hầu hết các giải pháp/lời khuyên cũng mang tính chất chung, tổng quan để tất cả người tham gia có thể tự ứng dụng nên đôi khi những điều đó chưa thực sự phù hợp với khách hàng vì bối cảnh hoặc nguồn lực mỗi người là khác nhau

Lợi ích của Coaching

Dưới đây là tóm tắt ngắn ngọn coaching có thể giúp bạn và tổ chức của bạn như thế nào. Lợi ích của coaching được thể hiện qua kết quả của cuộc khảo sát 5.700 chuyên gia nhân lực ở Vương quốc Anh.

Những lợi ích chính coaching có thể mang lại cho người được coach đó là:

  • Cải thiện hiệu suất/ mục tiêu cá nhân (84%)
  • Mở rộng cơ hội học hỏi và phát triển cho cá nhân (60%)
  • Giúp tìm ra giải pháp cho những vấn đề có liên quan đến công việc cụ thể (58%)
  • Nâng cao khả năng làm chủ và trách nhiệm (58%)
  • Phát triển khả năng tự nhận thức (42%)
  • Cải thiện những kĩ năng cụ thể hay cách ứng xử (38%)
  • Vạch ra vai trò và mục tiêu rõ ràng hơn (37%)
  • Chuẩn mực hóa cách ứng xử (33%)

Những lợi ích chính coaching có thể mang lại cho một tổ chức đó là:

  • Cho phép tận dụng tài năng/ tiềm lực của cá nhân nhiều hơn (79%)
  • Thể hiện sự cam kết cho cá nhân và sự phát triển của họ (69%)
  • Hoạt động/ sản xuất có tổ chức hơn(69%)
  • Tăng cường sự sáng tạo, ham học hỏi, kiến thức (63%)
  • Thúc đẩy con người phát triển cách tự nhiên (57%)
  • Giảm bớt việc phải áp dụng một cách quản lí mới (39%)
  • Cải thiện quan hệ giữa mọi người và các ban ngành (35%)

(Nguồn: Xã hội công nghiệp hóa (1999)
Quản lí hiệu quả nhất: Coaching, IDS, London)

Huấn luyện cuộc sống (Life coaching) là gì?

Lĩnh vực phát triển bản thân rất được chú trọng tại Việt Nam. Người học có thể dễ dàng chọn lựa nhiều hình thức khác nhau để phát triển bản thân mình, từ việc chọn cách tự học thông qua nghiên cứu các tài liệu trong sách, báo, video thì người học cũng có thể chọn người đồng hành hỗ trợ mình với các dịch vụ đa dạng như đào tạo (Training), cố vấn (Mentoring), tham vấn tâm lý (therapist) hay tư vấn ( consulting) thì trong thời gian gần đây học viên có thể lựa chọn thêm một hình thức khá mới mẻ nữa đó là Huấn luyện cuộc sống (Life coaching)

Life coaching được dịch ra tiếng Việt là Huấn luyện cuộc sống hay Khai vấn, đây vẫn còn là một dịch vụ mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của Liên Đoàn Coach Quốc Tế (International Coach Federation – ICF) thì đây là ngành có tốc độ phát triển nhanh thứ hai chỉ sau công nghệ thông tin.

Huấn luyện/Khai vấn (Coaching) là gì? Vai trò của huấn luyện viên (Coach) là gì?

ICF định nghĩa huấn luyện (coaching) là “mối quan hệ hợp tác, sáng tạo, khơi gợi suy nghĩ giữa coach (nhà huấn luyện) và khách hàng, nhằm truyền cho khách hàng cảm hứng để đạt được tiềm năng tối đa của họ trong cuộc sống và công việc.”

Hiểu một cách đơn giản, người huấn luyện viên như một tấm gương phản chiếu những gì bên trong của khách hàng, từ những góc độ mà khách hàng đã thấy cho đến những góc khuất bên trong mà bản thân một mình khách hàng không thể thấy được.

Tôi có một niềm tin rằng tất cả mọi người đều có thể tìm ra câu trả lời ở bên trong chính mình cho vấn đề họ đang gặp phải. Bạn chính là người hiểu rõ bạn nhất và tôi tin rằng bạn có đủ năng lực và khả năng xoay sở để tìm ra giải pháp cho chính mình.

Dựa trên nền tảng này, nhiệm vụ của Huấn luyện viên đó là:

  • Giúp bạn hướng vào bên trong mình để khám phá, làm rõ và xác định mình muốn đạt được điều gì trong cuộc sống.
  • Khuyến khích bạn tự khám phá, tìm hiểu và nâng cao nhận thức về bản thân mình thông qua những câu hỏi mở và khơi gợi.
  • Tạo ra một môi trường an toàn, cởi mở để bạn có thể chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của mình.
  • Cùng với bạn lên kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu của mình.
  • Phản hồi chân thật cho bạn về những gì mà nhà khai vấn quan sát được từ bạn. Hãy yên tâm rằng tôi sẽ là một trong số ít những người trong cuộc đời bạn nói cho bạn những điều không ai dám nói với mục đích giúp bạn tốt hơn.
  • Đảm bảo rằng bạn là người chịu trách nhiệm 100% cho cuộc đời của mình.
  • Đồng hành cùng bạn trong quá trình bạn hiện thực hóa mục tiêu của mình. Yên tâm, bạn sẽ không phải bước đi một mình trên chặng hành trình này đâu.

Những lĩnh vực mà người huấn luyện viên cuộc sống (Life coach) có thể giúp?

Khách hàng khi tham gia dịch vụ huấn luyện cuộc sống đầu tiên cần chuẩn bị tâm thế “bản thân có quyền chọn” bạn có thể chọn lựa mục tiêu, khía cạnh cuộc sống để theo đuổi và người huấn luyện viên có nhiệm vụ đồng hành để làm sao giúp bạn thông suốt các lựa chọn của mình và cuối cùng đến nơi mà bạn mong muốn.

Các lĩnh vực mà người huấn luyện cuộc sống (Life coach) thường giúp đỡ là: Mối quan hệ (Relationship), sự nghiệp (Career), sức khỏe (Health), tài chính (Finance), doanh nghiệp (Bussiness), lãnh đạo (Leadership)….

Những gì mà một huấn luyện viên cuộc sống (Life coach) có thể giúp bạn

  • Đưa ra một lựa chọn cho con đường của riêng mình.
  • Xác định mục tiêu mình muốn đạt được và thiết lập kế hoạch hiện thực hóa mục tiêu.
  • Khám phá bản thân để hiểu rõ chính mình hơn.
  • Nâng cao hiệu quả làm việc của mình (quản lý thời gian; quản lý năng lượng và quản lý sự tập trung).
  • Xác định công việc phù hợp với bản thân của mình và kế hoạch để nắm bắt công việc đó.
  • Phá vỡ những niềm tin hạn chế đang cản trở bạn tiến đến mục tiêu của mình.
  • Quản lý cảm xúc của bản thân.
  • Nâng cao chất lượng mối quan hệ với chính bản thân mình.
  • Tư duy tích cực hơn, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực.
  • Khám phá ra “tiếng gọi” bên trong mình và theo đuổi “tiếng gọi” ấy.
  • Cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
  • Thăng tiến hơn trong sự nghiệp của mình.
  • Xác định những giá trị cá nhân mà mình sẽ sống cả đời với nó.

Nếu bạn thấy rằng mình đang muốn đạt được một trong những mục tiêu trong danh sách ở trên, hãy cân nhắc đến dịch vụ này nhé.

Nếu đọc tới đây bạn đã cảm thấy mình rất muốn có một huấn luyện viên cuộc sống đồng hành rồi thì tôi vẫn khuyến khích bạn nên tiếp tục đọc hết để thật sự hiểu rõ về quá trình huấn luyện.

Huấn luyện cuộc sống chỉ phù hợp với bạn khi, bạn….

  • Thích cảm giác mỗi sáng thức dậy được cảm thấy hưng phấn và hiểu được tại sao mình lại chọn bước đi trên con đường này.
  • Có một ước mơ nhưng lại cảm thấy ước mơ này quá lớn và một mình mình không thể thực hiện được.
  • Biết rằng mình không muốn tiếp tục sống cuộc sống vô nghĩa như hiện tại nữa và thay vào đó là một cuộc đời đầy ý nghĩa.
  • Biết rằng cuộc sống là có “thời hạn” nên sống sao cho thật chất lượng
  • Biết rằng mình có những “rào cản” tiến đến mục tiêu của mình và đã sẵn sàng vượt qua nó.
  • Khao khát làm một điều gì đó khác biệt nhưng lại không biết nó là gì và làm sao để đến được nó.
  • Đang phân vân giữa những lựa chọn và cần phải ra quyết định để tiến về phía trước thay vì mắc kẹt giữa ngã ba đường.

Nếu câu trả lời của bạn là “Có”, thì có lẽ đó là lý do mà dịch vụ huấn luyện cuộc sống sẽ phù hợp với bạn.

Đến với buổi huấn luyện, bạn sẽ được:

  1. Một môi trường tĩnh lặng để tập trung vào bản thân mình, từ đó đưa ra những lựa chọn xuất phát từ mong muốn bên trong của mình.
  2. Một môi trường an toàn, không phán xét để có thể thoải mái chia sẻ suy nghĩ của mình.
  3. Hai cái đầu thì luôn tốt hơn một cái đầu. Huấn luyện viên sẽ giúp bạn tự đưa ra những giải pháp cho thử thách mình đang gặp phải, nhờ đó giúp bạn hiện thực hóa mục tiêu của mình.
  4. Không ai có thể thành công một mình cả. Bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ, khích lệ, động viên từ huấn luyện viên của bạn. Mỗi khi bạn thành công, HRS sẽ ở đó để cùng ăn mừng với bạn. Mỗi khi bạn gặp thất bại, HRS cũng sẽ ở đó để cùng bạn biến thất bại thành bài học kinh nghiệm.

Phân biệt dịch vụ Huấn luyện cuộc sống (Life coaching) với các dịch vụ/ngành nghề khác

Để hiểu rõ hơn về khai vấn, bạn cần phải hiểu rõ sự khác biệt của nó với các ngành nghề khác.

  • Tư vấn (consulting): Thường là một cá nhân có kinh nghiệm, kiến thức và chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó và được cá nhân hay tổ chức mời về để tư vấn cho họ. Thông thường thì nhà tư vấn sẽ là người chẩn đoán vấn đề, đưa ra giải pháp và đôi lúc họ là người thực thi giải pháp luôn. Khác với tư vấn, huấn luyện viên (Coach) tin rằng bạn có thể tìm ra câu trả lời nằm ở sâu thẳm bên trong chính bản thân mình.
  • Cố vấn (mentoring): Có thể hiểu như là người đi trước dẫn dắt người đi sau dựa trên kinh nghiệm của họ trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó. Thường thì họ sẽ đưa ra lời khuyên, chỉ bảo cho người được dẫn dắt. Khác biệt lớn nhất giữa huấn luyện cuộc sống và cố vấn đó là coach không hẳn phải là chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Nhờ vậy, cách tiếp cận của coach sẽ không bị ảnh hưởng bởi những định kiến có sẵn trước đó.
  • Tham vấn tâm lý (therapist): Tham vấn tập trung vào việc chữa lành nỗi đau trong quá khứ. Nó tập trung vào việc giải quyết những gì đã diễn ra trong quá khứ mà vẫn đang ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của cá nhân ấy. Ngược lại, huấn luyện cuộc sống (Life coaching) tập trung vào hiện tại và tin rằng con người có quyền lựa chọn và họ có khả năng thay đổi cuộc sống của mình bằng những lựa chọn trong hiện tại.
  • Huấn luyện cuộc sống (Life coaching): Tập trung vào việc bạn có thể thay đổi điều gì ở hiện tại để đạt được một kết quả khác hơn trong tương lai. Huấn luyện viên tập trung vào giải pháp và hành động của bạn nhiều hơn. Coach là người lắng nghe, đặt câu hỏi và phản hồi chân thành cho bạn. Coach sẽ không đưa ra bất kỳ một lời khuyên nào cho bạn, mà sẽ đồng hành cùng bạn để giúp bạn khám phá ra câu trả lời ở bên trong mình. Đó là lý do vì sao nhiều người sử dụng Coaching là Khai Vấn. Khai nghĩa là khai thông, là mở ra. Vấn là câu hỏi, cũng là tự vấn mình. Khai vấn nghĩa là thông qua câu hỏi của coach để tự vấn mình, từ đó khai thông và mở ra những nhận thức mới cho bản thân. Trong quá trình huấn luyện, người coach sẽ lắng nghe, đặt câu hỏi, phản hồi cho khách hàng với mục đích là giúp họ tự tìm ra câu trả lời ở bên trong chính mình.

Huấn luyện cuộc sống (Life coaching) sẻ không phù hợp với bạn nếu….

  • Bạn đang có một căn bệnh về tâm lý hay thần kinh nghiêm trọng cần đến thuốc hay trị liệu. Người bạn cần là một bác sĩ tâm lý, không phải là một huấn luyện viên.
  • Bạn không tin rằng mình có quyền lựa chọn hành động của mình và đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh về cuộc sống của mình.
  • Bạn không muốn thoát ra khỏi vùng an toàn của mình.
  • Bạn chờ đợi tôi đưa cho bạn một lời khuyên nào đó có thể thay đổi bạn một cách thần kỳ mà bạn không cần phải tốn công sức làm gì cả.
  • Bạn không cam kết và chịu trách nhiệm 100% cho cuộc đời của mình.
  • Bạn nghĩ rằng cuộc đời này quá bất công và bạn được chia những quân bài quá xấu – hay nói cách khác, bạn nhìn bản thân mình như là nạn nhân của cuộc đời
  • Xem coach là thùng rác để than vãn và trút bầu tâm sự và chỉ dừng lại tại đó mà không mong muốn hướng tới một tươi lai tốt đẹp hơn.
  • Bạn không tin vào sự kỳ diệu của phát triển bản thân và nghĩ rằng nó chỉ là thứ lòe gạt người khác

Nếu bạn cảm thấy dịch vụ Huấn luyện cuộc sống (Life coaching) thú vị những vẫn còn mơ hồ chưa rõ thì hãy đăng ký trải nghiệm dịch vụ tại HRS thông qua chương trình KHỞI NGHIỆP YÊU THƯƠNG nhé

Đăng ký trải nghiệm:

Tại đây

Vì sao chọn huấn luyện viên (Life coach) tại HRS?

Hiện nay tại Việt Nam có khá nhiều người hoặc tổ chức chia sẻ về Coaching tuy nhiên hầu hết đều có đặc điểm như sau:

  1. Người huấn luyện (Coach) thực hiện nghiệp vụ như một Trainer hay Mentor tức chia sẻ kiến thức/kinh nghiệm/trải nghiệm của bản thân mình với chức danh là Coach
  2. Mục tiêu hướng đến là đào tạo kỹ năng coaching để cấp chứng chỉ chứ không phải cung cấp dịch vụ huấn luyện để giúp khách hàng phát triển hoặc có cung cấp cũng rất hạn chế
  3. Mang tính cá nhân, không được tổ chức, vận hành, giám sát chuyên nghiệp

Điểu này khiến các Coach không tập trung vào thực hành, rèn luyện năng lực của một người Coach để hiện diện, lắng nghe và đặt câu hỏi giúp khách hàng tự tìm thấy con đường của chính họ mà khách hàng tiếp tục nhận được những lời khuyên.

Mặc dù các Coach trên thị trường có thể có được những chứng chỉ được cấp bởi các tổ chức lớn trên thế giới như ICF nhưng cũng rất khó để chứng thực được năng lực thật sự bởi vì sự hạn chế trong quá trình giám sát của các tổ chức này trong công tác đào tạo, thực hành và thi cử

Từ những đặc điểm đó Trung tâm huấn luyện toàn cầu HRS tự hào là đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ huấn luyện tại Việt Nam với đội ngũ Huấn luyện viên theo tiêu chuẩn đầu vào của ICF, nhưng hơn thế nữa chúng tôi có cơ chế giám sát các buổi huấn luyện và thường xuyên “chọn mẫu” ngẫu nhiên để mang đi kiểm định và liên tục cập nhật phản hồi từ khách hàng để đảm bảo rằng các huấn luyện viên thực hiện tốt nhất vai trò của mình.

Với đội ngũ huấn luyện viên đã trải qua hàng trăm giờ huấn luyện thực tế, giúp cho hàng trăm khách hàng tìm thấy con đường của chính mình, đạt được những điều bản thân mong đợi mang lại cuộc sống HẠNH PHÚC-GIÀU CÓ-THÀNH CÔNG

Nếu bạn cảm thấy kết nối và cần ngay một người Coach để đồng hành thì hãy đăng ký trải nghiệm dịch vụ tại HRS thông qua chương trình KHỞI NGHIỆP YÊU THƯƠNG ngay hôm nay nhé

Đăng ký trải nghiệm:

Tại đây

0932179516
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon